Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
130082
1.    Đặc điểm tự nhiên

1.1.        Khái quát đặc điểm địa hình của xã

Phú Nghiêm là xã nằm vào thung lũng lòng trảo, được bao quanh là các dãy núi cao, địa hình tương đối thuận lợi, ít chia cắt, giao thông liên thôn đi lại khá thuận tiện. Phú Nghiêm có suối Luông và suối Háng chảy qua, đây là con suối lớn, được ngăn thành hồ (hồ Vinh Quang) cung cấp nước tưới cho đa số diện tích ruộng nước. Do địa hình thung lũng nên Phú Nghiêm có diện tích ruộng nước tương đối nhiều so với các xã trong huyện. Ngoài ra, do địa hình đồi núi nên diện tích đất bằng còn lại rất ít, chủ yếu là đất dốc ừ 150 trở lên nằm ven chân núi.

1.2.        Khái quát các loại đất chủ yếu phân bố trên địa bàn của xã

Phú Nghiêm có 6 loại đất chính thuộc 2 nhóm đất:

a)    Nhóm đất phù sa

- Đất phù sa ngòi suối: với diện tích là 141,99 ha, chiếm 7,11% tổng diện tích tự nhiên toàn xã.

Phân bố và điều kiện hình thành: Loại đất này phân bố ở vùng ven song suối (suối Nót, suối Poong, suối Cha Há), đất hình thành do sự vận chuyển các sản phẩm phù sa không xa, cộng thêm những sản phẩm từ trên đồi núi đưa xuống, do đó sản phẩm tuyển lựa không đều mang ảnh hưởng rõ của các loại đá mẹ vùng đồi, núi xung quanh.

- Đất phù sa không được bồi trung tính ít chua: với diện tích 79,48ha, chiếm 3,98% tổng diện tích tự nhiên toàn xã.

Phân bố và điều kiện hình thành: Loại đất này phân bố phần giáp xã, nơi có địa hình vàn cao. Đất có phản ứng trung tính ít chua. Phù sa song là mẫu chất chính trong việc bồi tụ các loại đất này.

b)    Nhóm đất đỏ vàng

Tổng diện tích đất đỏ vàng là: 1.603, 72 ha, chiếm 80,26% tổng diện tích tự nhiên, phân bố trong toàn xã. Nhóm đất đỏ vàng bao gồm 3 đơn vị đất chính là: Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính; Đất nâu vàng trên phù sa cổ; đất nâu đỏ trên đá vôi.

1.3Hệ thống sông, suối lớn chảy qua địa bàn  của xã;

a) Tên sông, tên suối:

- Sông Mã chảy qua xã từ suối Cầu xuống đến Pha Tém.

- Suối Háng: đặt theo tiếng dân tộc nào Thái. Ý nghĩa của tên suối: Bỏ hoang

  Sự tích suối: Trước đây có làng ở nhưng do dịch bệnh mọi người bỏ đi hết, nên bản làng bỏ hoang không có người ở.

- Suối Luông: đặt theo tiếng dân tộc nào Thái. Ý nghĩa của tên suối: Là dòng suối lớn.

- Suối Mác: đặt theo tiếng dân tộc nào Thái. Ý nghĩa của tên suối: trước kia ven dòng suối có nhiều cây cau.

Tên gọi sông, suối theo tiếng dân tộc nào ? Ý nghĩa của tên sông, suối;  Sự tích sông, suối

c)    Nguồn gốc của sông, suối và chảy qua địa bản các bản:

- Suối Háng: Chảy qua làng Háng, tức bản Đồng Tâm ngày nay.

- Suối Luông: Bắt nguông từ bản Vinh Quang, chảy qua bản Đồng Tâm và bản Ka Me.

- Suối Mác: Bắt nguồn từ Bản Vinh Quang và một phần ven núi Ka Me.

1.4. Hệ thống đồi, núi đá, núi đất, độ cao của núi trong địa bàn của xã

a) Tên đồi, tên núi:

- Pha Mướp: Thuộc bản Pọng

- Pha Phứng: Thuộc bản Pọng

- Pù Đóc: Thuộc bản Pọng và bản Đồng Tâm

- Pù Luông: Thuộc bản Đồng Tâm và bản Vinh Quang

- Pha Hạm: Thuộc bản Vinh Quang

- Pha Mác: Thuộc bản Vinh Quang

- Pha Mu: Thuộc bản Ka Me

- Pha Tam: Thuộc bản Ka Me

- Pom Me: Thuộc bản Ka Me

- Pom Mu: Thuộc bản Ka Me

b) Ý nghĩa của tên đồi, núi:

- Pha Tam: Gọi theo tiếng dân tộc Thái, Ý nghĩa: Núi giáp ranh giữa Thị trấn Qaun Hóa với xã Phú Nghiêm.

- Pha Muốp: Gọi theo tiếng dân tộc Thái, Ý nghĩa: Tên ông quan Muốp, cai quản vùng đất ở Piềng Muốp hiện nay.

- Pha Phứng: Gọi theo tiếng dân tộc Thái, Ý nghĩa: Núi ong, nơi đây ngày xưa có nhiều tổ ong mật.

- Pù Đóc: Gọi theo tiếng dân tộc Thái, Ý nghĩa: có nhiều cây mục

- Pù Luông: Gọi theo tiếng dân tộc Thái, Ý nghĩa: Rộng lớn, giống cái yên ngựa.

- Pha Hạm: Gọi theo tiếng dân tộc Thái, ở bản Vinh Quang.

- Pha Mác: Gọi theo tiếng dân tộc Thái, Ý nghĩa: nhiều cây cau rừng

- Pha Mu: Gọi theo tiếng dân tộc Thái, Ý nghĩa: Núi có nhiều lợn lòi.

- Pom Me: Gọi theo tiếng dân tộc Thái, Ý nghĩa: có cây me to.

- Pom Mu: Gọi theo tiếng dân tộc Thái, Ý nghĩa: Đồi có nhiều lợn rừng, lợn nhà tập trung.

1.5. Hệ thống hang, động  nằm trong phạm vi địa bàn của xã

- Hang Pha Phứng, thuộc đìa bàn bản Pọng, gọi theo tiếng dân tộc Thái, ý nghĩa: Hang nằm dưới núi, có nhiều tổ ong.

- Hang Kia: thuộc bản Pọng, gọi theo tiếng dân tộc Thái, ý nghĩa: hang rơi, nơi đây có nhiều con rơi. Về sau, hang còn có tên gọi khác là: Hang Keo Tộc, tên gọi theo tiếng dân tộc Thái, ý nghĩa: thời kháng chiến chống Pháp, có một người dân quân hỏa tuyến, người dân tộc Kinh đi vận chuyển lương thực bị rơi, chết tại hang nên gọi là Hang Keo Tộc, tức là hang người Kinh rơi.

1.6. Hệ thống thung lũng trong phạm vi địa bàn của xã

          - Thung lũng Hang Mạ, thuộc địa bàn bản Pọng, tên gọi thung lũng theo tiếng dân tộc Thái

          Ý nghĩa của tên thung lũng: Do địa hình đồi núi giống hình con Ngựa và đuôi Ngựa nên gọi là Hang Mạ.      

1.7. Các loài động vật rừng chủ yếu trước đây và hiện nay trên địa bàn của xã: Nằm trong ranh giới hành chính của xã có khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông. Là nơi hiện còn đang lưu giữ được nhiều nguồn gen động thực vật rừng quý hiếm.

a) Các loài động vật rừng chủ yếu trước đây, phân bố chủ yếu thuộc địa bàn các bản nào: hổ, báo, hưu, nai, gấu, bò tót, trâu rừng, lợn lòi, khỉ, tinh tinh, đười ươi, tập trung ở Pù Luông; sơn dương, hổ, báo, khỉ, vượn tập trung ở pha Pọng, Pha Mu, Pha Mác.

b) Các loài động vật rừng chủ yếu hiện nay, loài nào còn, loài nào đã tiệt chủng; phân bố chủ yếu thuộc địa bàn các bản nào: lợn rừng, khỉ, hoảng, khỉ, gấu, các loài chim, phân bố ở các khu rừng trên địa bàn xã.

1.8.  Các loài thực vật (gồm các loại gỗ, cây làm nguyên liệu công nghiệp, cây làm thuốc và các loại thảm thực vật khác...).trước đây và hiện nay:

a) Các loài thực vật (gồm các loại gỗ, cây làm nguyên liệu công nghiệp, cây làm thuốc và các loại thảm thực vật khác...).trước đây: Nghiến, sến, tấu, dỗi, trò chỉ, phong lan, phân bố chủ yếu thuộc địa bàn các bản nào Pọng, Ka Me, Vinh Quang;  Giá trị sử dụng, giá trị kinh tế trước đây: không có giá trị kinh tế, chủ yếu dùng làm dựng nhà.

b) Các loài thực vật (gồm các loại gỗ, cây làm nguyên liệu công nghiệp, cây làm thuốc và các loại thảm thực vật khác...) hiện nay: Nghiến, sến, tấu, dỗi, trò chỉ, phong lan, còn tương đối đầy đủ nhưng không nhiều, thưa thớt và không còn cây to, phân bố chủ yếu thuộc địa bàn 4 bản;  Giá trị sử dụng, giá trị kinh tế hiện nay: Không có giá trị kinh tế, chỉ giúp làm tăng độ che phủ của rừng và khai thác làm nhà cửa.

2. Đặc điểm lịch sử

2.1. Xã không có di tích lịch sử trên địa bàn xã.

2.2. Các sự kiện lịch sử quan trọng cần lưu ý:

Từ 1953  đến 1954, có bộ đội Điện Biên, dân công chống Pháp tập trung tại Phố Nghiêm, nơi đây tập kết các nhu yếu phẩm chủ yếu phục vụ cho chiến trường. Khi bắt được tù binh cũng giải qua đây. Tại bản Pọng có mộ của lính Pháp (Ma Táy).

Từ 1959 đến 1986, thành lập Hợp tác xã Thống Nhất, do ông Lương Văn Động làm Chủ nhiệm Hợp tác xã, ông Mai Văn Phụng (người Nga Sơn) làm Phó Chủ nhiệm.

2.3.  Khái quát thành tích nổi bật trong xây dựng bảo vệ quê hương, đất nước, xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nông thôn mới:

Nhìn lại quá trình xây dựng và phát triển; từ buổi ban đầu dân cư thưa thớt, đời sống nhân dân còn muôn vàn khó khăn, mọi thứ đều thiếu thốn trăm bề; giao thông chỉ là những tuyến đường mòn hun hút; nhà ở, trường học, trạm xá chủ yếu là tranh tre, nứa lá. Nhưng vượt lên tất cả; toàn thể cán bộ và nhân dân các dân tộc trong xã đã chung sức, đồng lòng; vượt qua bằng ý chí và nghị lực để định hình khu dân cư, khai hoang phục hóa mở rộng sản xuất, xây dựng kết cấu hạ tầng; kiện toàn bộ máy chính quyền cơ sở đáp ứng được nhu cầu nhiệm vụ đặt ra trong mọi thời kỳ.

Trước Cách mạng Tháng Tám, 2/3 thu nhập của nhân dân từ rẫy, 1/3 từ ruộng nước. Toàn bộ tài nguyên rừng, sông, suối đều thuộc quyền quản lý của tầng lớp địa chủ, phú ông. Nền kinh tế Phú Nghiêm trước Cách mạng tháng Tám, thậm chí sau ngày hòa bình lập lại (tháng 8/1954) vẫn nằm trong tình trạng lệ thuộc vào thiên nhiên, thấp kém và lạc hậu. Dụng cụ lao động không được cải tiến, không biết cày bừa và sử dụng trâu bò làm sức kéo; không biết dung phân bón và làm thủy lợi; tất cả mọi khâu trong sản xuất đều do sức người; mùa màng được hay mất đều lệ thuộc vào thiên nhiên. Người dân phải chịu những khoản tô thuế nặng nề, phu dịch liên miên, thiếu ăn, dịch bệnh ngày càng phát triển.

Trải qua bao đời người dân Phú Nghiêm phải đọ sức quyết liệt với thiên nhiên nhiều khắc nghiệt. Kết quả của sự cố gắng vượt qua gian khổ đó, đã tạo nên bức tranh hoàn chỉnh của Phú Nghiêm hôm nay; Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Phú Nghiêm đã tiến hành 18 kỳ Đại hội Đảng bộ và 19 kỳ bầu cử HĐND xã. Thành quả đạt được của xã Phú Nghiêm gắn liền với các kỳ Đại hội Đảng bộ, kỳ bầu cử HĐND xã. Thể hiện trên một số lĩnh vực chủ yếu sau:

- Về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

- Văn hoá – xã hội: Dân số xã Phú Nghiêm có 296 hộ, bằng 1.156 nhân khẩu. Đời sống nhân dân trong xã ngày càng được nâng cao.

Văn hoá xã hội có chuyển biết tốt, cơ sở vật chất trường học, trạm y tế, ngày càng được tăng cường. Đến nay, xã đã có 02/02 trường đạt chuẩn quốc gia cấp độ 1 (đạt 100%), đang tiến tới xây dựng xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.  Về xây dựng nông thôn mới: Năm 2014, xã có bản Pọng đã về đích Nông thôn mới, trở thành bản điểm đầu tiên của huyện Quan Hóa hoàn thành các tiêu chí Nông thôn mới của bản. Đến cuối năm 2016, xã đã hoàn thành 16/19 tiêu chí, phấn đầu về đích Nông thôn mới vào cuối năm 2018.

Công tác ANQP luôn được giữ vững, tình hình chính trị, trật tự ATXH trên địa bàn được đảm bảo. 

- Công tác xây dựng Đảng:

Công tác xây dựng Đảng luôn được coi trọng, đến nay Đảng bộ đã tổ chức 18 kỳ Đại hội. Qua mỗi nhiệm kỳ, Đảng bộ ngày càng lớn mạnh. Số lượng, chất lượng đảng viên, tổ chức cơ sở Đảng ngày càng được nâng lên. Đến nay, Đảng bộ có 108 đảng viên, các tổ chức cơ sở Đảng đều đạt trong sạch vững mạnh. Đảng bộ xã Phú Nghiêm nhiều năm liền được công nhận Trong sạch vững mạnh. 

Nhìn lại chặng đường xây dựng và trưởng thành, mặc dù phải trải qua vô vàn gian nan thử thách, song với truyền thống anh hùng, bất khuất cần cù, sáng tạo, với những nỗ lực phi thường, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Phú Nghiêm đã lập nên nhiều thành tích xuất sắc trên tất cả các lĩnh vực. Bộ mặt quê hương ngày càng đổi mới, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng lên. Đó là những hành trang quý giá để Phú Nghiêm tiếp tục phấn đấu vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.

2.4. Những gương cá nhân, gia đình, dòng họ tiêu biểu điển hình của xã có nhiều đóng góp cho quê hương, đất nước:

Trong quá trình xây dựng và phát triển, dòng họ Hà có rất nhiều đóng góp cho quê hương Phú Nghiêm, là dòng họ sản sinh ra nhiều người con ưu tú, đảm nhiệm những vai trò quan trọng, góp phần xây dựng huyện Quan Hóa nói chung và xã Phú Nghiêm nói riêng giàu đẹp. Điển hình như ông Hà Văn Cao – Bí thư huyện ủy Quan Hóa, ông Hà Văn Ngấn – Bí thư Đảng ủy xã Phú Nghiêm, ông Hà Văn Duyệt – Bí thư huyện ủy Quan Hóa …

3. Đặc điểm kinh tế- xã hội

3.1. Các loại cây trồng chủ yếu: Hiện nay cây trồng chính của xã Phú Nghiêm chủ yếu là cây lâm nghiệp như: luồng, xoan; cây lương thực như: lúa, ngô; cây hàng năm khác có sắn, lạc, đậu tương…

3.2. Các loại cây làm hàng hóa mũi nhọn: Trong trồng trọt, lúa nước là cây thế mạnh của xã, với diện tích gieo cấy cả năm hơn 75 ha thì Phú Nghiêm là xã có diện tích ruộng nhiều thứ 4 trong huyện, tuy nhiên do có nhiều xứ đồng nên trước đây xã chia cho các hộ xứ đồng nào cũng có ruộng vì vậy diện tích rất manh mún, không tập trung.

Cây ngô là cây lương thực có hạt quan trọng thức hai sau cây lúa, phấn đấu ổn định diện tích canh tác ngô cả năm từ 45 đến 48 ha, chú trọng chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, dần tiến tới canh tác thêm vụ đông trên đất 2 lúa, góp phần đảm bảo an ninh lương thực và cung cấp phụ phẩm cho chăn nuôi.

Ngoài ra, còn có cây luồng, xoan cũng mang lại thu nhập lớn cho người dân.

3.3. Các loài vật nuôi chủ yếu:

Xã Phú Nghiêm có tiềm năng và điều kiện phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm. Quy mô đàn trâu, bò, lợn và gia cầm tăng dần qua các năm nhưng quy mô sản xuất còn nhỏ và phân tán, nặng về chăn thả tự nhiên

- Tổng đàn trâu: 196 con

- Tổng đàn bò: 528 con

- Đàn lợn: 396 con

- Dê: 152 con

- Đàn gia cầm: 6.895 con

Tiềm năng phát triển chăn nuôi của xã còn lớn, nếu được tập trung đầu tư sẽ đóng góp vai trò quan trọng trong tăng trưởng và chuyern đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên đia bàn xã.

3.4. Hệ thống trang trại, gia trại trên địa bàn của xã

Hiện nay quy mô ngành chăn nuôi của xã còn nhỏ và phân tán, chưa hình thành được hệ thống trang trại, chỉ chủ yếu tập trung chăn nuôi theo hình thức gia trại. Hình thức chăn nuôi chủ yếu là tận dụng, thả rông, chăn thả tự nhiên, còn mang nặng tính tự cung tự cấp, sản lượng thấp và thiếu thị trường tiêu thụ.

3.5. Trên địa bàn xã có những loại rừng:

Nằm trong ranh giới hành chính của xã có khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, là nơi hiện còn đang lưu giữ nhiều nguồn gen động, thực vật quý hiếm. Thực hiện các dự án trồng rừng của Chính phủ, xã đã giao đất lâu dài cho các hộ dân, do đó người dân yên tâm trồng rừng, quản lý, bảo vệ rừng nên những năm gần đây, diện tích rừng được mở rộng khá nhiều.

Phú Nghiêm có diện tích rừng các loại: 1.746,15 ha     

Trong đó:    Rừng phòng hộ: 450,35 ha

                    Rừng đặc dụng: 541,88 ha

                    Rừng sản xuất: 753,92 ha

3.6. Các nghề truyền thống  trước đây và hiện nay:

Trước đây, các nghề truyền thống: dệt, thêu, đan lát (bế, dón), làm rượu cần rất phát triển. Hiện nay vẫn còn nhưng rất ít, chủ yếu làm phục vụ cho gia đình. Riêng nghề làm rượu cần vẫn duy trì được tại bản Ka Me.

Xã đang có định hướng khôi phục lại nghệ dệt thổ cẩm trong quá trình xây dựng bản du lịch cộng đồng tại bản Vinh Quang.

3.7. Trên địa bàn của xã không có chợ. Người dân buôn bán trao đổi hàng hóa chủ yếu ở các quán bán hàng. Do dân số ít, lại quen với phương thức sản xuất tự cung, tự cấp nên ngành dịch vụ và thương mại không phát triển; hàng hóa làm ra chủ yếu bán lại cho các tư thương đến mua bán tại địa phương.

3.8. Hệ thống tưới tiêu ruộng đồng: 

Trong nhiều năm qua, xã đã cố gắng phối hợp với UBND huyện, các phòng chức năng và nhân dân quản lý, khai thác các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã và đã thu được một số kết quả đáng kể. Đến nay các  công trình thủy lợi đã phục vụ tưới cho trên 70ha lúa, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

Tổng chiều dài hệ thống kênh mương nội đồng trên địa bàn toàn xã có 14,5km, trong đó đã kiên cố được 4km, đạt 27,6%. Các kênh mương tưới cho 8 khu ruộng là: Na Háng, Co Phây, Na Hua Tá, Mu Pheo, Nà Tang, Na Pháng Nơ, Héo Mơ, Na Tác Cá… nguồn nước được lấy từ các suối: suối Háng, suối Luông, suối Mác…

Toàn xã có 9 công trình hồ đập thủy lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Cụ thể như sau:

STT

Tên công trình

Địa điểm

Năm xây dựng

Đập chính

Diện tích tưới

(ha)

Tình trạng

Cao

(m)

Dài

(m)

Rộng

(m)

1

Hồ Vinh Quang

Bản Vinh Quang

2007

20

150

6

110

Tốt

2

Đập Nà Mong

Bản Đồng Tâm

1987

2

20

1

4

Hỏng

3

Đập Bó Dầm

Bản Đồng Tâm

1987

4

25

3

5

Hỏng

4

Đập Mu Pheo

Bản Ka Me

2002

3.5

20

2

6

Bình thường

5

Đập Co Cú

Bản Ka Me

2002

2

15

2

3

Hỏng

6

Đập Nà Cấu

Suối Pọng, bản Ka me

2003

2

10

1

4

Bình thường


7

Đập Pọng

Suối Pọng, bản Pọng

2005

3

115

4

6

Bình thường

8

Đập Phai Quan

Bản Ka Me

1987

3

10

2

4

Hỏng

9

Đập Cha Há

Bản Vinh Quang

2002

1

5

1

3

Bình thường

3.9. Địa bàn xã không có công trình thủy điện quốc gia.

3.10. Các tuyến đường giao thông trên địa bàn xã

Hiện trạng hệ thống đường giao thông của xã đã có và tương đối hoàn chỉnh do được nhà nước dầu tư nâng cấp nhưng tỷ lệ được nhựa hóa, cứng hóa còn thấp, đa số là đường đất, đường cấp phối. Tổng chiều dài của cả hệ thống giao thông trên địa bàn xã dài 56,4km, trong đó: đường trục xã; đường trục thôn, xóm; đường ngõ, xóm và đường trục chính nội đồng dài khoảng 36,4km. Cụ thể như sau:

Tổng số đường trục xã: dài 14,1km, trong đó được nhựa hóa 100%.

Đường trục thôn, bản: có tổng chiều dài 5,5km, hoàn toàn là đường cấp phối, đường đất.

Đường ngõ xóm: có tổng chiều dài 7,8km, trong đó đã cấp phối được 0,6km, còn lại là đường đất.

Đường trục chính nội đồng, đường sản xuất có tổng chiều dài 9km, hoàn toàn là đường đất, chưa được đầu tư mở rộng và cứng hóa.

Ngoài ra hệ thống giao thông trên địa bàn xã còn có đường liên huyện từ Phú Nghiêm đi La Hán – Bá thước dài 02km là đường nhựa và đường liên xã từ Phú Nghiêm đi xã Hồi Xuân dài 8km là đường đất.

3.11.Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn xã: Xã có nguồn tài nguyên đá vôi lộ thiên, có thể quản lý, khai thác làm nguyên vật liệu xây dựng. Các khoáng sản khác hiện chưa được khảo sát.

3.12. Mạng lưới điện quốc gia trên địa bàn xã: Hiện nay mạng lưới điện quốc gia đã kéo đến tất cả các thôn bản trong xã. Tỷ lệ hộ được sử dụng điện lưới quốc gia thường xuyên an toàn đạt 100%.

3.13. Hệ thống nước sạch trên địa bàn của xã: Xã hiện có 04 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung ở 04 bản, tuy nhiên do đã xây dựng từ lâu, khâu quản lý và tu sửa còn kém nên các công trình hầu hết đã xuống cấp nghiêm trọng. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh là 80%. Không có công trình nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn Quốc gia.

3.14. Hệ thống viễn thông, trạm thu phát trên địa bàn xã: Xã có điểm bưu điện văn hóa tại trung tâm xã, với diện tích 300m2, bưu điện có đủ trang thiết bị, có phòng đọc, phòng giao dịch. Về viễn thông, xã đã được phủ song điện thoại di động, có mạng lưới cáp quang, có thể lắp đặt thiết bị để truy cập internet.

3.15. Hệ thống truyền thanh không dây trên địa bàn xã: Đang lắp đặt, dự kiến tháng 8 năm 2017 đưa vào hoạt động và phủ kín đến các bản.

 3.16. Hệ thống các trường học trên địa bàn của xã: Hiện nay xã có 01 trường Mầm non, 01 trường tiểu học, đặt tại trung tâm xã. Xã chưa có trường THCS do số lượng học sinh ít nên học sinh phải học THCS tại trường THCS thị trấn Quan Hóa và trường Dân tộc nội trú huyện. Đến nay cả hai trường trên địa bàn đều được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.

 3.17.Mạng lưới y tế trên địa bàn của xã: Xã có 01 trạm y tế nhưng chưa đạt chuẩn. Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế đạt 100%.

 3.18. Tỷ lệ hộ nghèo hiện nay (theo chuẩn mới):

Tỷ lệ hộ nghèo 22,33%;

Tỷ lệ hộ cận nghèo: 32,98%

 3.19. Thế mạnh kinh tế của xã hiện nay là: Phát triển lâm, nông nghiệp; trong sản xuất nông nghiệp giảm tỷ trọng của ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi. Phát huy thế mạnh về nguồn nguyên liệu luồng và tre nứa.

 3.20 Những thuận lợi và khó khăn chủ yếu nhất

- Thuận lợi: Nhìn chung Phú Nghiêm có diện tích đất đai khá rộng lớn, với 04 thôn bản hành chính cùng với những thuận lợi về điều kiện khí hậu, thời tiết nên rất phù hợp cho phát triển thâm canh lúa nước, lâm nghiệp và chăn nuôi đại gia súc.

Đất đai đa dạng tạo ra các vùng cây trồng khác nhau như: cây lâm nghiệp, cây ăn quả và một số loại cây công nghiệp lâu năm và hàng năm.

Có Hồ Vinh Quang với diện tích mặt nước rộng, mát mẻ, thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản, kết hợp với cảnh quan núi đá vôi bao quanh thuận lợi cho việc phát triển du lịch.

- Khó khăn: Là xã có diện tích chủ yếu là đồi núi có độ dốc cao. Đất nông nghiệp và đất canh tác ít, không chủ động được tưới tiêu do thiếu kinh phí đầu tư các công trình thủy lợi. Do địa hình không đồng nhất nên việc đầu tư, cải tạo đất bị hạn chế, đất có nguy cơ bị xói mòn, sạt lở.

4. Đặc điểm văn hóa

4.1. Các hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống, như khặp hát, múa, trống chiêng, khua lóng, kin chiêng, sáo, tính, khèn cúng (Pí Một), khèn đám tang (Pí é) .... hiện này vẫn còn duy trì.

4.2. Trên địa bàn xã không có hệ thống Chùa, Đền, Đình, Miếu....

4.3. Những văn bia, sắc phong còn lưu  giữ:

Tại bản Pọng có một văn bia Thiếng phí sân (chòi thờ thổ địa), gần nhà ông Phạm Bá Hoa. Trên văn bia có chữ Hán, chữ Thái, tuy nhiên đến nay chưa có ai dịch được ý nghĩa của văn bia. Hiện tại không có gia đình, dòng họ nào lưu giữ, chỉ có gia đình ông Phạm Bá Hoa thỉnh thoảng thắp hương.

4.4. Lễ hội trên địa bàn xã:

Xã không có lễ hội, tuy nhiên vào dịp tết Nguyên đán xã thường tổ chức giao lưu văn hóa, văn nghệ và tổ chức các trò chơi dân gian như: đẩy gậy, kéo co, ném còn, mác lẹ, thi gói bánh ú…

4.5. Các trường ca, truyện thơ, khặp đối, khặp giao duyên, mở cổng mường, mời trầu, xin con cháu khi chuẩn bị về nhà chồng, xin của hồi môn,..( ghi lại hoặc giới thiệu ngắn gọn):

- Khặp đối: Các cá nhân, các gia đình có khúc mắc với nhau thì thường khặp đối với nhau, nói rõ tâm tư tình cảm của mình để có thể hóa giải những khúc mắc.

- Khặp giao duyên: trong các ngày lễ  hay trong các đám cưới, trai gái thường khặp giao duyên với nhau.

- Mở cổng Mường: Thường chỉ có các thầy mo mới biết, diễn ra trong các dịp lễ tết, có người chết.

- Xin con cháu khi chuẩn bị về nhà chồng: Đại diện gia đình nhà trai và nhà gái khặp nói về dòng họ, quá trình sinh con, nuôi con khôn lớn đến khi dựng vợ, gả chồng…

- Xin của hồi môn: Khi tổ chức đám cưới thì cô dâu phải chuẩn bị dệt vải làm nhiều chăn, đệm nằm, đệm ngồi, chiếu, màn… để làm quà cho nhà trai. Để xin của hồi môn nhà trai phải cử một đoàn, mỗi người mỗi lần lấy được một thứ đồ và phải uống một chén rượu.

4.6. Các sinh hoạt văn hóa mang ý nghĩa tâm linh như Mo người quá cố, Cúng tổ tiên, làm Vía, làm Chá, Chiêng, cúng Thần đất, Nóc nhà, Bếp, nương rãy, ruộng... hiện nay vẫn còn.

4.7. Những phong tục, tập quán thường duy trì lâu nay:

- Ở nhà sàn: Đến nay trên địa bàn xã, người dân vẫn chủ yếu duy trì nếp ở nhà sàn, tỷ lệ nhà sàn trong xã trên 90%.

- Ẩm thực: Người Thái có cách chế biến các món ăn rất ngon. Hiện nay, trong cuộc sống hàng ngày cũng như lễ, tết người dân trong xã vẫn luôn duy trì được các món ăn truyền thống như: Xôi, Cơm lam, cá nướng, bánh ú rượu cần, cá ốt, chẻo…

- Trang phục: Trước đây, phụ nữ hàng ngày mặc trang phục dân tộc là váy Thái gồm váy và áo cóm. Hiện nay, trang phục này chỉ được phụ nữ mặc vào các dịp lễ hội, hội diễn văn nghệ và ngày cưới.