Lịch sử hình thành
1.1. Tên gọi trước đây: Xã Phú Nghiêm trước kia có tên gọi Pọng Xộp Ngom. Tên gọi theo tiếng dân tộc Thái. Trải qua mấy nghìn năm xây dựng và phát triển, các dân tộc trên vùng đất này đã cùng nhau chống chọi lại sự khắc nghhiệt của thiên nhiên, sự xâm lược của các thế lực ngoại bang, sự áp bức, bóc lột của giai cáp phong kiến, thổ ty, lang đạo. Trong quá trình đấu tranh để sinh tồn, phát triển đã hình thành và hun đúc nên nhưng giá trị truyền thống tốt đẹp trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước.
1.2.Tên gọi hiện nay: Phú Nghiêm, tên gọi theo tiếng dân tộc Thái. Ý nghĩa của tên gọi: Trước kia có một khu phố do người dân sơ tán giặc đến ở, tên gọi là Phố Nghiêm, sau đọc lệch đi là Phú Nghiêm
2. Lịch sử hình thành: .
2.1. Ngày/tháng/năm thành lập xã:
Trước năm 1988, xã Phú nghiêm có diện tích hơn 2.000 ha, gần 1.200 nhân khẩu với 6 chòm bản: Vinh Quang, Ka Me, Đồng Tâm, Pọng, Trung Lập và Thành lập.
Ngày 29/2/1988 theo quyết định số 19 của Hội đồng Bộ trưởng về việc phân vạch địa giới hành chính một số xã của các huyện Như Xuân và Quan Hóa thuộc tỉnh Thanh Hóa thì xã Phú Nghiêm được chia thành hai xã lấy tên là xã Phú Nghiêm và xã Xuân Phú.
2.2. Ghi chép các truyền thuyết/ truyện kể/sự tích/ sự kiện có liên quan đến lịch sử hình thành xã:
* Truyền thuyết về Mường Ca Da:
- Sự tích: Ngày xưa, khi Mường Húng – Mường Hường không có người cai quản. Người dân lấy đất sét nặn thành hình người, họ cử ra một người điều khiển người đất sét này, họ đặt vào tay người đất sét một cái roi. Nếu roi chỉ về hướng nào thì người dân hướng đó đến làm việc do người điều khiển phán.
Con người đất sét điều khiển Mường được một thời gian tuy có hiệu quả không cao nhưng cũng tạo ra sự tập trung giải quyết một số công việc, các công việc của các bản dần dần đi vào nề nếp.
Bỗng một hôm, người đi sông về xôn xao nói rằng có xác chết trôi ở bãi gian trước Mường. Mọi người kéo nhau ra xem, quả nhiên có thật, nhưng lại thấy có mấy con quạ bay từ phía Pha Long xà xuống mổ xác chết, được một hồi quạ bay đi. Khi mọi người đến gần thì thấy người đó từ chỗ xám ngoét đã dần dần hồng hào trở lại và thở thoi thóp. Họ nói rắng người này sống lại là nhờ mấy con quạ
ngậm thuốc trường sinh từ Pha Long (Bá thước ngày nay), khi rỉa thịt thì thuốc ngấm vào cơ thể người chết mà sống lại.
Người chết trôi được dân đem về chăm sóc và sức khỏe đã trở lại bình thường. Dân thấy người này có dung mạo, dáng dấp tốt, nói năng linh hoạt nên được cử làm Tạo Mường. Ông Tạo Mường mới hướng dẫn người dân làm ăn, cuộc sống ngày một khấm khá. Để nhớ ơn con quạ đã cứu chữa được con người, họ thay tên Mường Húng – Mường Hường thành Mường Ca Da (Mường quạ cứu chữa). Bãi gian trước Mường Ca Da được gọi là Hát Ca Da.
*Truyền thuyết Pú Quán Mướp (Ông Quan Mướp):
Ngày xưa, khi việc phân định địa giới chưa có, chỉ biết là Pú Quán Muốp được trực tiếp cai quản số diện tích bắt đầu từ núi Pha Phứng trở ra (hiện nay có diện tích khoảng 30 đến 35 ha). Pu Quan Mướp sống theo kiểu du canh du cư quanh bờ sông Mã của xã Phú Nghiêm hiện nay, chủ yếu phát nương, làm rẫy, săn bắt, hái lượm. Ông Quan Mướp rất giỏi bắn nỏ và làm bẫy để bắt chuột, nhím, chồn… Gia đình Ông có 3 người, 2 vợ chồng ông và 1 cô con gái, sinh sống trong một lều nhỏ 2 gian tại Xộp Muốp, cạnh bờ sông Mã.
Một hôm, Pú Quán Muốp bắn được 1 con cáo mèo (nhín mèo), đem về làm thịt nấu ăn. Nhưng không ngờ thịt con cáo mèo này ông nấu tới 3 ngày 4 đêm mà không chin, thịt vẫn tươi. Ông định sang ngày mai sẽ đem ra ngoài bờ sông Mã đổ đi. Đêm hôm đó, ông mơ thấy có một cô gái xinh đẹp hiện lên bảo rằng: riêng thịt con cáo mèo này, ông phải lấy củi trong chín quả đồi (lúa cáu póm): Pom Văn Bang, Pom Tiên Pua, Pom Pu Tám, Pom Mu, Pom Me, Pom Cha Há, Pom Hía, Pom Điếm Háng, Pom Phi Sứa và nước chín mó (nặm cáu bó) chính là nước Bó Cáu hiện nay thì mới nấu chin được. Sau đó, Ông thực hiện theo đúng như giấc mơ thì quả nhiên thịt con cáo mèo đã được nấu chín nhưng ông cũng không giám ăn, đem ra sông đổ đi.
Con cáo mèo đó chính là con mèo của Long Vương (Ông Lý Lai) ở dưới chân núi Pha Tém (núi cây viết) phái lên thăm dò sức mạnh xem có ai bắn chết được con cáo mèo này không. Người nào bắn chết được con cáo mèo là người sẽ có vũ khí đặc biệt diệt được Long Vương ở Pha Bố, huyện Cẩm Thủy và Long Vương ở Cơm Hạo, huyện Bá Thước.
Lúc bấy giờ, dưới lòng sông Mã có một sự nổi loạn tranh chấp lãnh địa mà người thường trên cạn không thể biết được. Khi đó, tập đoàn thuồng luồng ở chân núi Pha Bố, hiện nay là núi Cửa Hà thuộc làng Cùng, xã Cẩm Tú, huyện Cẩm Thủy hiện nay vì giao tranh địa giới đã đưa quân lên chiếm đóng Cơm Hạo, làng Chiếng, xã Lâm Xa, huyện Bá Thước hiện nay. Sau đó, kết hợp hai cánh quân để tiếp tục chiếm đóng đội thuồng luồng Ngược Phá Tém, xã Phú Nghiêm, huyện Quan Hóa, nhằm mục đích chiếm đóng toàn thể lãnh địa 3 huyện, quy lại một mối để thống trị, quản lý.
Trước tình hình đó, Long Vương (ông Lý Lai) cho người lên bờ mời Pú Quán Muốp xuống giúp. Pú Quán Muốp nhận lời và mang theo chiếc nỏ thần cùng 3 mũi tên. Sau đó, Pu Quán Muốp đánh thắng giặc thù bằng chiếc nỏ của mình. Thua trận, các đội quân chạy toán loạn: Khi các đội quân chạy tới bản Chăm, xã Xuân Phú thì gặp 3 con voi đang qua sông nhưng bị đất đá rơi vào đầu chết đứng tại chỗ, nên tại khúc sông này hiện vẫn còn tảng đá hình 3 con voi, người dân gọi là Hát Trạng Ka.
Một đội quân chạy vào bản Chăm, xã Xuân Phú, chạy qua cả cầu thang của nhà Tạo Chăm, tạo thành một dòng sông. Ngày nay, ở giữa dòng sông người dân gọi là Công Đay Tạo Chăm nghĩa là cái chân cầu thang nhà sàn Tạo Chăm.
Một đội quân chạy vào cư trú, sinh sống tại chân núi hang cá Bản Ấm, xã Văn Nho, huyện Bá Thước. Trong hang cá có rất nhiều loại cá và có cả loại cá đeo vòng cổ bằng vàng và đeo hoa tai, hiện nay vẫn còn nhưng không nhiều.
Đội quân đưa Đại tướng quân bị thương chạy trước về cư trú tại Hang Cá Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, nơi đây hiện nay có các loại cá thần tuyệt đẹp.
Sau khi thắng trận, Pú Quán Muốp được Long Vương (ông Lý Lai) trọng thưởng. Long Vương trọng thưởng vàng bạc và những đồ trang sức đắt tiền nhưng ông Quan Muốp không nhận nên Long Vương quyết định biếu ông 12 cuôn lá dong, 1 con gà trống đỏ, 1 gói chấu và 1 gói cám. Sau khi về đến Hang Hát Son Nhon, số chấu bị gió mạnh rơi xuống sông trở thành vùng cá Mại (Pha Khấn) ở Pha Tém. Về đến Cón Hin Nam (hòn đá gai) số cám rơi xuống sông trở thành tôm, hiện nay là Mó Tôm. 12 cuộn lá rong về đến nhà biến thành các tấm vải, tơ, lụa. Riêng con gà thì nơi chon chân gà đã hiện lên một mó nước, nước trong xanh, tưới cho cả Piềng Muốp nên ông đặt tên cho mó nước này là Bó Cô Tên. Cả Piềng Muốp trở thành ruộng nước, Pú Quán Muốp được hưởng lộc, không còn đói khát. Ông đã có công giúp đỡ người dân để mọi người có cuộc sống no đủ.
Một hôm, ông vào trong làng Pọng để gặp Tạo Pọng bàn việc: sau khi ông qua đời thì xin với người dân trong xã mỗi năm 2 vụ (vụ chiêm xuân và vụ mùa) làm thịt 2 con trâu (1 trắng, 1 đên) để thờ cúng thổ địa phù hộ mùa màng, mừng cơm mới nhưng Tạo Pọng không đồng ý. Ông tiếp tục đề nghị, nếu không được trâu đen, trâu trắng thì bò đen, bò trắng nhưng Tạo Pọng cũng không đồng ý. Vậy thì lợn đen, lợn trắng Tạo Pọng vẫn không đồng ý. Dê đen, dê trắng; gà đen, gà trắng cúng không được. Cuối cùng, ông chỉ yêu cầu hai quả trứng, 1 đĩa xôi, 1 đĩa trầu cau để cúng tế. Nhưng Tạo Pọng rất ích kỷ, vẫn không đồng ý. Pú Quán Muốp thất vọng và nói rằng: nếu không cúng tế thần nước thì không được hưởng thụ toàn bộ số diện tích ruộng nước ở Piềng Muốp, ông sẽ bịt hết mó nước Bó Cô Tên, không cung cấp nước tưới cho Piềng Muốp nữa. Tạo Pọng đã thách đố Pú Quán Muốp bịt được mó, gói được khói (thộ pú uật đáy nặm mó, hó dáy khoăn phay). Pú Quán Muốp quay về Piềng Muốp lập tức lấy 2 tấm gỗ lim đóng vào cửa hang mó nước Bó Cô Tên. Do đó mó nước này không còn chảy ra tưới tiêu cho đồng ruộng Piềng Muốp nữa mà chảy ngầm dưới lòng đất chảy ra sông Mã. Cánh đồng Piềng Muốp đã khô cạn cho đến ngày nay.
2.3. Địa dư hành chính của xã thuộc mường: Mường Ca Da, Tổng Phú Lệ
Lịch sử hình thành
1.1. Tên gọi trước đây: Xã Phú Nghiêm trước kia có tên gọi Pọng Xộp Ngom. Tên gọi theo tiếng dân tộc Thái. Trải qua mấy nghìn năm xây dựng và phát triển, các dân tộc trên vùng đất này đã cùng nhau chống chọi lại sự khắc nghhiệt của thiên nhiên, sự xâm lược của các thế lực ngoại bang, sự áp bức, bóc lột của giai cáp phong kiến, thổ ty, lang đạo. Trong quá trình đấu tranh để sinh tồn, phát triển đã hình thành và hun đúc nên nhưng giá trị truyền thống tốt đẹp trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước.
1.2.Tên gọi hiện nay: Phú Nghiêm, tên gọi theo tiếng dân tộc Thái. Ý nghĩa của tên gọi: Trước kia có một khu phố do người dân sơ tán giặc đến ở, tên gọi là Phố Nghiêm, sau đọc lệch đi là Phú Nghiêm
2. Lịch sử hình thành: .
2.1. Ngày/tháng/năm thành lập xã:
Trước năm 1988, xã Phú nghiêm có diện tích hơn 2.000 ha, gần 1.200 nhân khẩu với 6 chòm bản: Vinh Quang, Ka Me, Đồng Tâm, Pọng, Trung Lập và Thành lập.
Ngày 29/2/1988 theo quyết định số 19 của Hội đồng Bộ trưởng về việc phân vạch địa giới hành chính một số xã của các huyện Như Xuân và Quan Hóa thuộc tỉnh Thanh Hóa thì xã Phú Nghiêm được chia thành hai xã lấy tên là xã Phú Nghiêm và xã Xuân Phú.
2.2. Ghi chép các truyền thuyết/ truyện kể/sự tích/ sự kiện có liên quan đến lịch sử hình thành xã:
* Truyền thuyết về Mường Ca Da:
- Sự tích: Ngày xưa, khi Mường Húng – Mường Hường không có người cai quản. Người dân lấy đất sét nặn thành hình người, họ cử ra một người điều khiển người đất sét này, họ đặt vào tay người đất sét một cái roi. Nếu roi chỉ về hướng nào thì người dân hướng đó đến làm việc do người điều khiển phán.
Con người đất sét điều khiển Mường được một thời gian tuy có hiệu quả không cao nhưng cũng tạo ra sự tập trung giải quyết một số công việc, các công việc của các bản dần dần đi vào nề nếp.
Bỗng một hôm, người đi sông về xôn xao nói rằng có xác chết trôi ở bãi gian trước Mường. Mọi người kéo nhau ra xem, quả nhiên có thật, nhưng lại thấy có mấy con quạ bay từ phía Pha Long xà xuống mổ xác chết, được một hồi quạ bay đi. Khi mọi người đến gần thì thấy người đó từ chỗ xám ngoét đã dần dần hồng hào trở lại và thở thoi thóp. Họ nói rắng người này sống lại là nhờ mấy con quạ
ngậm thuốc trường sinh từ Pha Long (Bá thước ngày nay), khi rỉa thịt thì thuốc ngấm vào cơ thể người chết mà sống lại.
Người chết trôi được dân đem về chăm sóc và sức khỏe đã trở lại bình thường. Dân thấy người này có dung mạo, dáng dấp tốt, nói năng linh hoạt nên được cử làm Tạo Mường. Ông Tạo Mường mới hướng dẫn người dân làm ăn, cuộc sống ngày một khấm khá. Để nhớ ơn con quạ đã cứu chữa được con người, họ thay tên Mường Húng – Mường Hường thành Mường Ca Da (Mường quạ cứu chữa). Bãi gian trước Mường Ca Da được gọi là Hát Ca Da.
*Truyền thuyết Pú Quán Mướp (Ông Quan Mướp):
Ngày xưa, khi việc phân định địa giới chưa có, chỉ biết là Pú Quán Muốp được trực tiếp cai quản số diện tích bắt đầu từ núi Pha Phứng trở ra (hiện nay có diện tích khoảng 30 đến 35 ha). Pu Quan Mướp sống theo kiểu du canh du cư quanh bờ sông Mã của xã Phú Nghiêm hiện nay, chủ yếu phát nương, làm rẫy, săn bắt, hái lượm. Ông Quan Mướp rất giỏi bắn nỏ và làm bẫy để bắt chuột, nhím, chồn… Gia đình Ông có 3 người, 2 vợ chồng ông và 1 cô con gái, sinh sống trong một lều nhỏ 2 gian tại Xộp Muốp, cạnh bờ sông Mã.
Một hôm, Pú Quán Muốp bắn được 1 con cáo mèo (nhín mèo), đem về làm thịt nấu ăn. Nhưng không ngờ thịt con cáo mèo này ông nấu tới 3 ngày 4 đêm mà không chin, thịt vẫn tươi. Ông định sang ngày mai sẽ đem ra ngoài bờ sông Mã đổ đi. Đêm hôm đó, ông mơ thấy có một cô gái xinh đẹp hiện lên bảo rằng: riêng thịt con cáo mèo này, ông phải lấy củi trong chín quả đồi (lúa cáu póm): Pom Văn Bang, Pom Tiên Pua, Pom Pu Tám, Pom Mu, Pom Me, Pom Cha Há, Pom Hía, Pom Điếm Háng, Pom Phi Sứa và nước chín mó (nặm cáu bó) chính là nước Bó Cáu hiện nay thì mới nấu chin được. Sau đó, Ông thực hiện theo đúng như giấc mơ thì quả nhiên thịt con cáo mèo đã được nấu chín nhưng ông cũng không giám ăn, đem ra sông đổ đi.
Con cáo mèo đó chính là con mèo của Long Vương (Ông Lý Lai) ở dưới chân núi Pha Tém (núi cây viết) phái lên thăm dò sức mạnh xem có ai bắn chết được con cáo mèo này không. Người nào bắn chết được con cáo mèo là người sẽ có vũ khí đặc biệt diệt được Long Vương ở Pha Bố, huyện Cẩm Thủy và Long Vương ở Cơm Hạo, huyện Bá Thước.
Lúc bấy giờ, dưới lòng sông Mã có một sự nổi loạn tranh chấp lãnh địa mà người thường trên cạn không thể biết được. Khi đó, tập đoàn thuồng luồng ở chân núi Pha Bố, hiện nay là núi Cửa Hà thuộc làng Cùng, xã Cẩm Tú, huyện Cẩm Thủy hiện nay vì giao tranh địa giới đã đưa quân lên chiếm đóng Cơm Hạo, làng Chiếng, xã Lâm Xa, huyện Bá Thước hiện nay. Sau đó, kết hợp hai cánh quân để tiếp tục chiếm đóng đội thuồng luồng Ngược Phá Tém, xã Phú Nghiêm, huyện Quan Hóa, nhằm mục đích chiếm đóng toàn thể lãnh địa 3 huyện, quy lại một mối để thống trị, quản lý.
Trước tình hình đó, Long Vương (ông Lý Lai) cho người lên bờ mời Pú Quán Muốp xuống giúp. Pú Quán Muốp nhận lời và mang theo chiếc nỏ thần cùng 3 mũi tên. Sau đó, Pu Quán Muốp đánh thắng giặc thù bằng chiếc nỏ của mình. Thua trận, các đội quân chạy toán loạn: Khi các đội quân chạy tới bản Chăm, xã Xuân Phú thì gặp 3 con voi đang qua sông nhưng bị đất đá rơi vào đầu chết đứng tại chỗ, nên tại khúc sông này hiện vẫn còn tảng đá hình 3 con voi, người dân gọi là Hát Trạng Ka.
Một đội quân chạy vào bản Chăm, xã Xuân Phú, chạy qua cả cầu thang của nhà Tạo Chăm, tạo thành một dòng sông. Ngày nay, ở giữa dòng sông người dân gọi là Công Đay Tạo Chăm nghĩa là cái chân cầu thang nhà sàn Tạo Chăm.
Một đội quân chạy vào cư trú, sinh sống tại chân núi hang cá Bản Ấm, xã Văn Nho, huyện Bá Thước. Trong hang cá có rất nhiều loại cá và có cả loại cá đeo vòng cổ bằng vàng và đeo hoa tai, hiện nay vẫn còn nhưng không nhiều.
Đội quân đưa Đại tướng quân bị thương chạy trước về cư trú tại Hang Cá Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, nơi đây hiện nay có các loại cá thần tuyệt đẹp.
Sau khi thắng trận, Pú Quán Muốp được Long Vương (ông Lý Lai) trọng thưởng. Long Vương trọng thưởng vàng bạc và những đồ trang sức đắt tiền nhưng ông Quan Muốp không nhận nên Long Vương quyết định biếu ông 12 cuôn lá dong, 1 con gà trống đỏ, 1 gói chấu và 1 gói cám. Sau khi về đến Hang Hát Son Nhon, số chấu bị gió mạnh rơi xuống sông trở thành vùng cá Mại (Pha Khấn) ở Pha Tém. Về đến Cón Hin Nam (hòn đá gai) số cám rơi xuống sông trở thành tôm, hiện nay là Mó Tôm. 12 cuộn lá rong về đến nhà biến thành các tấm vải, tơ, lụa. Riêng con gà thì nơi chon chân gà đã hiện lên một mó nước, nước trong xanh, tưới cho cả Piềng Muốp nên ông đặt tên cho mó nước này là Bó Cô Tên. Cả Piềng Muốp trở thành ruộng nước, Pú Quán Muốp được hưởng lộc, không còn đói khát. Ông đã có công giúp đỡ người dân để mọi người có cuộc sống no đủ.
Một hôm, ông vào trong làng Pọng để gặp Tạo Pọng bàn việc: sau khi ông qua đời thì xin với người dân trong xã mỗi năm 2 vụ (vụ chiêm xuân và vụ mùa) làm thịt 2 con trâu (1 trắng, 1 đên) để thờ cúng thổ địa phù hộ mùa màng, mừng cơm mới nhưng Tạo Pọng không đồng ý. Ông tiếp tục đề nghị, nếu không được trâu đen, trâu trắng thì bò đen, bò trắng nhưng Tạo Pọng cũng không đồng ý. Vậy thì lợn đen, lợn trắng Tạo Pọng vẫn không đồng ý. Dê đen, dê trắng; gà đen, gà trắng cúng không được. Cuối cùng, ông chỉ yêu cầu hai quả trứng, 1 đĩa xôi, 1 đĩa trầu cau để cúng tế. Nhưng Tạo Pọng rất ích kỷ, vẫn không đồng ý. Pú Quán Muốp thất vọng và nói rằng: nếu không cúng tế thần nước thì không được hưởng thụ toàn bộ số diện tích ruộng nước ở Piềng Muốp, ông sẽ bịt hết mó nước Bó Cô Tên, không cung cấp nước tưới cho Piềng Muốp nữa. Tạo Pọng đã thách đố Pú Quán Muốp bịt được mó, gói được khói (thộ pú uật đáy nặm mó, hó dáy khoăn phay). Pú Quán Muốp quay về Piềng Muốp lập tức lấy 2 tấm gỗ lim đóng vào cửa hang mó nước Bó Cô Tên. Do đó mó nước này không còn chảy ra tưới tiêu cho đồng ruộng Piềng Muốp nữa mà chảy ngầm dưới lòng đất chảy ra sông Mã. Cánh đồng Piềng Muốp đã khô cạn cho đến ngày nay.
2.3. Địa dư hành chính của xã thuộc mường: Mường Ca Da, Tổng Phú Lệ